
Viêm khớp là thuật ngữ chung được sử dụng để mô tả các loại bệnh đau, viêm ảnh hưởng đến xương khớp và các mô bao quanh khớp. Bài viết này sẽ giúp các bạn nhận biết được triệu chứng, nguyên nhân gây ra viêm khớp từ đó lựa chọn cho mình một cách điều trị phù hợp và phòng ngừa đúng đắn.
Những nội dung chính
Viêm khớp là gì?
Viêm khớp là căn bệnh phổ biến xảy ra khi sụn bảo vệ đầu xương mòn đi theo thời gian, nó có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều khớp.

Theo thống kê có tới trên 100 loại viêm khớp khác nhau đến từ những nguyên nhân rất đa dạng. Bao gồm thoái hóa khớp, viêm khớp truyền nhiễm, chuyển hóa, bệnh gút, đau cơ xơ hóa và viêm khớp dạng thấp (RA),…
Bệnh viêm khớp thường gặp ở những người cao tuổi (>65 tuổi). Tuy nhiên bệnh hoàn toàn có thể xảy ra ở những trẻ em, thanh thiếu niên, người trẻ tuổi. Bệnh phổ biến với nữ giới nhiều hơn nam giới, đặc biệt những người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
Bạn có biết?
- Hiện nay, tỉ lệ người mắc các chứng bệnh về bệnh viêm khớp chiếm 35% dân số
- Cứ 100 người trưởng thành lại có 1 – 5 người bị bệnh (độ tuổi từ 20 trở lên)
- Trên toàn thế giới có khoảng 350 triệu người đang sống chung với bệnh.
- Số bệnh nhân viêm khớp trên 65 tuổi chiếm khoảng 50%.
- Di truyền là một yếu tố nguy cơ của bệnh, tuy nhiên phần lớn bệnh nhân không có tiền sử gia đình bị viêm khớp.
- Bệnh viêm khớp là nguyên nhân hàng đầu gây ra tàn phế. Trường hợp nhẹ thường gây ra chứng đau lưng và cột sống.
- Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh đang ngày càng tăng so với nam giới.
Triệu chứng viêm khớp
Triệu chứng bệnh thường tiến triển dần theo thời gian mắc bệnh, đặc trưng là:
- Đau khớp: cơn đau có thể xuất hiện trong hoặc sau khi người bệnh vận động.
- Cứng khớp: Tình trạng này bạn có thể dễ dàng nhận thấy vào buổi sáng khi thức dậy hoặc khi ngồi lâu trong một khoảng thời gian dài không hoạt động.
- Sưng tấy: Tại vị trí xung quanh khớp bị viêm sẽ sưng tấy.
- Mất linh hoạt, giảm phạm vi hoạt động: Những cử động sẽ thực hiện khó khăn hơn và kém linh hoạt.
- Đỏ da xung quanh khớp viêm, đau khi hoạt động khớp.
Những triệu chứng trên có thể giữ nguyên như vậy qua nhiều năm hoặc tiến triển nặng hơn theo thời gian. Trường hợp bệnh phát triển thành mãn tính, người bệnh sẽ không thể thực hiện được các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như bình thường. Ngay cả việc đi bộ hay leo cầu thang cũng trở lên cực kỳ khó khăn.
Viêm khớp gây ra thay đổi cấu trúc khớp vĩnh viễn. Một số loại gây ra các tác động không tốt đến tim, mắt, thận, phổi, da.

Nguyên nhân viêm khớp
Nguyên nhân bên trong cơ thể chính là do sụn bị sần sùi và mòn đi. Sụn là mô liên kết rất vững chắc nhưng lại rất cần linh hoạt ở trong các khớp. Nó có đặc điểm là bao lấy đầu xương và giúp ngăn ngừa khả năng các xương tiếp xúc với nhau. Từ đó bảo vệ những khớp xương bằng cách hấp thụ các áp lực để khớp được hoạt động trơn tru và dễ dàng nhất có thể. Khi các mô sụn bị sần sùi và hao mòn tới một mức độ nhất định sẽ gây viêm khớp.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
- Tuổi tác cao: viêm xương khớp có khả năng bị ở những người lớn tuổi rất cao.
- Giới tính: Theo các thống kê mới đây phụ nữ có khả năng bị viêm khớp cao hơn so với nam giới.
- Thừa cân béo phì: trọng lượng cơ thể lớn khiến tăng áp lực lên các khớp hông, đầu gối. Ngoài ra các mô mỡ tạo ra protein gây viêm và tác động tiêu cực trong và quanh khớp.
- Nhiễm trùng, chấn thương khớp: tình trạng này làm nghiêm trọng sự phá vỡ tự nhiên các mô sụn. Những chấn thương xảy ra khi chơi thể thao, tai nạn hoặc chấn thương xảy ra từ nhiều năm trước cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp.
- Đặc thù nghề nghiệp: Công việc nếu như bị áp lực lên một khớp cụ thể, tác động lặp đi lặp lại trong thời gian dài thì khớp đó có khả năng bị viêm rất cao.
- Di truyền: Tiền sử gia đình có người bị bệnh thì nguy cơ bạn bị bệnh cũng sẽ cao hơn so với người bình thường khoảng 5 lần.
- Bị tật bẩm sinh: khi mới sinh ra mà một số khớp bị dị dạng, sụn bị lỗi.
- Rối loạn tự miễn dịch: Tình trạng này xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các mô. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến synovium, mô mềm trong khớp tạo ra chất lỏng nuôi dưỡng sụn, bôi trơn các khớp. Từ đó nguy cơ có khả năng bị phá hủy cả xương, sụn bên trong khớp.
- Chấn thương dẫn đến viêm khớp thoái hóa.
- Chuyển hóa bất thường dẫn đến bệnh gút.
- Nhiễm trùng
- Rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch
- Chế độ ăn uống đóng một vai trò trong việc kiểm soát nguy cơ viêm khớp. Không nên ăn nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc động vật, đường tinh luyện. (Gout là một loại viêm khớp có liên quan chặt chẽ với chế độ ăn uống, vì nó gây ra bởi nồng độ axit uric tăng cao là kết quả của chế độ ăn nhiều purin.)
Chẩn đoán
- Bác sĩ lấy chất lỏng quanh khớp đau nhức, sưng đỏ và kiểm tra phân tích.
- Thực hiện xét nghiệm kiểm tra máu và các loại kháng thể RF (yếu tố thấp khớp), ANA (kháng thể kháng nhân).
- Chụp X–quang, MRI, CT scan hình ảnh xương, sụn để loại trừ nguyên nhân khác gây đau nhức, sưng đau khớp.
Các dạng viêm khớp
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là thấp khớp, nếu bệnh xảy ra cùng lúc ở nhiều vị trí các khớp trong cơ thể thì gọi là viêm đa khớp dạng thấp. Đây là căn bệnh cực kỳ phổ biến và dễ gặp ở bất cứ ai đặc biệt là người già. Bệnh viêm (đa) khớp dạng thấp có xu hướng xảy ra ở nữ giới cao hơn gấp 2 – 3 lần so với nam giới.
Viêm khớp phản ứng
Viêm khớp phản ứng thuộc họ các bệnh cột sống, có cùng các đặc điểm lâm sàng, X-quang, và xét nghiệm bao gồm viêm cột sống và liên quan đến HLA-B27. Chúng bao gồm viêm khớp vẩy nến, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp liên quan đến bệnh viêm ruột, và bệnh viêm khớp cột sống không phân biệt.
Viêm khớp vảy nến
Viêm khớp vảy nến nhiều người nghĩ ngay đến bệnh về da ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, mề đay, cùng các vấn đề về móng. Nhưng thực tế, đây là một bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tận công các mô khỏe mạnh là khớp và da. Khi đó, gây viêm, sưng đau, cứng khớp. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, có thể gây tổn thương mô, khớp vĩnh viễn nếu khong được điều trị đúng, kịp thời.
Viêm xương khớp
Đây là loại viêm khớp phổ biến nhất, xảy ra khi sụn (mặt trơn, đệm 2 đầu xương) bị mòn đi khiến cho các xương bị cọ xát trực tiếp vào nhau. Điều này gây đau đớn, sưng, cứng khớp làm hạn chế khả năng vận động.
Viêm khớp tự miễn
Với một người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, cơ thể sẽ tự sinh ra cơ chế kháng viêm để thoát khỏi nhiễm trùng và ngăn bệnh tật xảy ra. Tuy nhiên trong trường hợp hệ thống miễn dịch hoạt động sai, tấn công nhầm các khớp đang bị viêm trong cơ thể sẽ gây ra loại viêm khớp tự miễn. Bệnh làm xói mòn khớp, có nguy cơ phá hủy các cơ quan nội tạng, mắt, hoặc các bộ phận khác.
Viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vảy nến là 2 ví dụ điển hình của loại bệnh này. Các nhà khoa học cho rằng sự kết hợp của yếu tố di truyền và môi trường sống sẽ gây ra loại bệnh trên. Trong đó hút thuốc có tác động kích hoạt viêm khớp dạng thấp ở những người có một số gen nhất định.
Viêm khớp truyền nhiễm
Loại bệnh này xảy ra do một loại virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây viêm. Các loại vi khuẩn này có thể bị lây qua đường tình dục, khi bị ngộ độc thực phẩm, truyền máu. Nếu được điều trị kịp thời bằng kháng sinh có thể loại bỏ được nhiễm trùng khớp.
Viêm khớp chuyển hóa
Ở một số người, axit uric tích tụ thành các tinh thể trong khớp, gây ra những cơn đau khớp đột ngột như khi bị gout. Bệnh gout có thể đến và đi theo từng đợt, nếu nồng độ axit uric không giảm thì bệnh có thể trở thành mãn tính, gây ra đau đớn và có thể dẫn đến tàn phế.
Các loại viêm khớp phân theo vị trí
Viêm khớp gối
Đây là tình trạng khớp gối bị viêm nhiễm khiến vùng quanh đầu gối bị đau buốt và tê nhức. Xảy ra khi phần sụn khớp thô ráp bào mòn khớp xương cọ xát vào nhau, gây sưng viêm đầu gối. Viêm khớp gối gây ra những cơn đau buốt dữ dội khi vận động các chi dưới.
Viêm khớp thái dương hàm
Còn có tên gọi khác là bệnh rối loạn khớp thái dương hàm, đây là khớp có tác dụng là thực hiện hoạt động đưa hàm dưới ra phía trước, sau và sang 2 bên. Khi bị viêm khớp này, người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc ăn uống.
Viêm khớp háng
Là tình trạng các cơn đau xuất hiện ở vùng háng, khớp đùi và thắt lưng hông. Bệnh có thể xảy ra ở khớp háng bên trái hoặc khớp háng bên phải.
Viêm khớp háng do sự lão hóa của phần sụn khớp gây ra các cơn đau xuất hiện mạnh khi vận động, đi lại, làm việc, vận động.
Viêm khớp cùng chậu
Là tình trạng viêm một hay nhiều khớp ở xương cột sống và xương chậu. Các khớp này nằm ở dưới cột sống nối xương chậu với xương sống.
Viêm khớp cùng chậu tác động đến:
- Thắt lưng
- Vùng hông
- Chân (một hoặc cả hai chân)
- Bàn chân (ít gặp)
Đây là một loại của viêm cột sống dính khớp.
Viêm khớp vai
Xảy ra do thoái hóa dây chằng, thoát vị, thoái hóa đĩa đệm cổ hay các bệnh lý thần kinh như chấn thương sọ não, viêm màng não… Viêm khớp vai thường xuất hiện ở nhwunxg người trên 50 tuổi.
Viêm khớp chân
- Viêm khớp cổ chân
- Viêm khớp bàn chân
- Viêm khớp ngón chân cái
Khớp cổ chân, bàn chân là bộ phận phải chịu một áp lực lớn, gánh vác trọng lượng cơ thể. Những hoạt động: chạy nhảy, chơi thể thao, vận động mạnh đều có khả năng làm tổn thương khớp cổ chân, khớp bàn chân và khớp ngón chân cái, gây viêm sưng, đau và nguy hiểm hơn là mất khả năng đi lại.
Viêm khớp tay
- Viêm khớp cổ tay
- Viêm khớp ngón tay
Viêm khớp tay có thể xảy ra ở những đầu ngón tay (DIP), khớp nối giữa những ngón tay (PIP), khớp nối cổ tay và ngón tay cái.
Những biến chứng viêm khớp tay có thể xảy ra là biến dạng bàn tay, mất chức năng vận động, teo cơ, tàn tật vĩnh viễn.
Cách chữa trị viêm khớp
Sử dụng thiết bị hỗ trợ di chuyển xe tập đi, gậy giúp giảm áp lực lên khớp đau. Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu kết hợp uống thuốc theo chỉ định bác sĩ sẽ đem lại hiệu quả tốt.
Thuốc tây
- Thuốc giảm đau kiểm soát cơn đau xương khớp nhưng không giảm viêm, hydrocodone (Vicodin), acetaminophen (Tylenol).
- Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) giúp kiểm soát cơn đau, kháng viêm, Ibuprofen (Advil), salicylates.
- Kem bôi có tinh dầu bạc hà giúp giảm đau.
- Thuốc ức chế miễn dịch làm giảm viêm, prednison, cortisone.
- Thuốc chống dị ứng: một số loại kem và thuốc mỡ có chứa tinh dầu bạc hà hoặc capsaicin, thành phần có trong ớt cay. Nếu bạn thoa các loại kem này lên da trên khớp bị đau có thể điều chỉnh tín hiệu đau từ khớp và giảm đau.
- Thuốc chống thấp khớp (DMARDs): được sử dụng để điều trị RA, DMARD làm chậm hoặc ngăn chặn hệ thống miễn dịch tấn công các khớp. Ví dụ bao gồm methotrexate (Trexall) và hydroxychloroquine (Plaquenil).
- Thuốc sinh học: được sử dụng với DMARD, các chất điều chỉnh phản ứng sinh học là các loại thuốc biến đổi gen nhắm vào các phân tử protein khác nhau liên quan đến phản ứng miễn dịch. Các ví dụ bao gồm etanercept (Enbrel) và Infliximab (Remicade).
- Corticosteroid: prednison và cortisone làm giảm viêm và ức chế hệ thống miễn dịch.
Các loại viêm khớp như viêm xương khớp thường được điều trị bằng thuốc giảm đau, hoạt động thể chất, giảm cân với người thừa cân.
Những phương pháp điều trị này cũng được áp dụng cho các loại viêm khớp, chẳng hạn như RA, cùng với các thuốc chống viêm như corticosteroid, không steroid (NSAID), thuốc chống thấp khớp (DMARDs) và các nhóm thuốc sinh học mới.
Thuốc điều trị sẽ phụ thuộc vào loại viêm khớp. Một loạt các loại thuốc và chiến lược lối sống có thể giúp đạt được điều này và bảo vệ khớp khỏi bị tổn thương thêm.
Phác đồ điều trị bao gồm :
- Sử dụng thuốc;
- Vật lý trị liệu;
- Sử dụng nẹp hoặc thiết bị hỗ trợ chung;
- Giáo dục bệnh nhân;
- Giảm cân;
- Phẫu thuật thay khớp.
Viêm khớp nên ăn gì?
Không có chế độ ăn uống điều trị khỏi bệnh nhưng một số loại thực phẩm có thể giúp giảm viêm và tốt cho khớp.
- Cá;
- Các loại hạt và hạt giống;
- Hoa quả và rau;
- Đậu;
- Dầu ô liu;
- Các loại ngũ cốc.
Viêm khớp kiêng ăn gì?
Các loại rau chẳng hạn như cà chua, có chứa một hóa chất gọi là solanine mà một số nghiên cứu có thể làm tăng tình trạng đau viêm khớp. Kết quả thử nghiệm được thực hiện với rất nhiều người bệnh và một số đã báo cáo giảm các triệu chứng bệnh khi tránh ăn các loại rau quả trên.
Tự rèn luyện
Các hoạt động giảm tình trạng viêm khớp bao gồm:
- Thực hiện các hoạt động thể chất;
- Đạt được và duy trì cân nặng phù hợp;
- Thường xuyên đi khám bác sĩ;
- Bảo vệ khớp khỏi những chấn thương, va đập;
- Nghỉ ngơi;
- Cải thiện giấc ngủ;
- Chăm sóc xương khớp.
Chữa viêm khớp với thuốc dân gian
Nha đam
Nha đam tươi rửa sạch, gọt vỏ xanh bên ngoài. Lấy phần thịt trắng xay nhuyễn, chắt lấy nước (gel nha đam).
Dùng gel bôi lên da xem có bị dị ứng không. Nếu không thì dùng gel bôi khắp vùng khớp đau, viêm giúp giảm đau, sưng tấy.
Gừng
Sử dụng gừng chữa trị viêm khớp là một trong các bài thuốc quý. Những hợp chất có trong gừng giúp kháng viêm, giảm hẳn sưng khớp do viêm đa khớp hiệu quả. Có thể sử dụng trà gừng chanh thay mật ong để trị viêm đa khớp.
Trà xanh
Trà xanh đã được chứng minh là có thể giúp giảm đau viêm khớp.
Vật lý trị liệu
Tập những bài tập tăng cường cơ bắp quanh khớp viêm là một việc quan trọng khi điều trị bệnh.
Yoga
Các bài tập trong tư thế vặn cột sống, giãn cơ, móc câu… giúp cải thiện viêm khớp nhanh chóng. Tuy nhiên bạn nên nhờ tới sự tư vấn từ các chuyên gia vật lý trị liệu để có được bài tập phù hợp với tình trạng bệnh của bạn.
Phẫu thuật
Phẫu thuật thay thế khớp viêm chỉ được áp dụng khi các biện pháp chữa trị bảo tồn không có tác dụng. Khớp bị viêm sẽ được thay thế bằng một khớp nhân tạo. Biện pháp phẫu thuật phổ biến nhất hiện nay là thay thế khớp viêm ở hông và đầu gối.
Các bài tập
Các bài tập sẽ giúp ích cho người bệnh vì tác dụng giúp tăng cường cơ bắp quanh khớp. Ví dụ, khi bạn bị viêm khớp đầu gối thì thực hiện các bài tập cho cơ đùi trước sẽ giúp bạn cải thiện sức mạnh và giảm đau hiệu quả.
Ngoài ra việc luyện những bài tập này cũng mang đến những lợi ích với việc kiểm soát cân nặng, cải thiện tính linh hoạt, trạng thái cân bằng, mật độ xương, ngủ ngon hơn và tâm lý thoải mái hơn.
Các loại bài tập viêm khớp gồm:
- Bài tập không chịu ảnh hưởng theo một động tác được thiết kế sẵn, ví dụ như bài tập với tạ đơn, tạ đôi.
- Bài tập thực hiện với máy: bạn cần phải di chuyển tạ, đòn bẩy,…
- Bài tập không sử dụng dụng cụ: Dựa vào trọng lượng cơ thể để tập các bài tập hít đất hay squat.
- Bài tập với dây tập chống lực sẽ giúp tạo kháng trở đẳng trương
Trong quá trình luyện tập, bạn hãy ghi nhớ những lời khuyên sau:
- Khởi động 5 phút trước khi thực hiện các bài tập.
- Hình thành thói quen thực hiện các bài tập hàng ngày.
- Không nên giữ hơi mà hãy thở ra trong lúc gắng sức.
- Kiểm tra thật kỹ các dụng cụ, chỉ nên sử dụng các thiết bị an toàn và được bảo trì tốt.
- Khi tập tạ hãy thận trọng khi kiểm soát tạ, di chuyển tạ từ từ và không đung đưa tạ.