Bị tê tay chân là tình trạng mà nhiều người gặp phải hiện nay. Tình trạng này không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại tác động xấu đến cuộc sống, công việc của người bệnh nếu không điều trị dứt điểm.
Hình ảnh tê bì chân tay ở người bệnh
Những nội dung chính
Tê tay chân là bệnh gì?
Bị tê tay chân xảy ra khi các rễ thần kinh bị chèn ép. Khi hiện tượng này lặp lại liên tục với tần suất và mức độ tăng dần thì hãy cẩn thận một số mối nguy hiểm ẩn giấu bên trong. Theo kết quả nghiên cứu của Viện rối loạn thần kinh và đột quỵ quốc gia thì tê bì chân tay có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau. Cụ thể:
- Thoái hóa cột sống: Thoái hóa khiến sụn khớp bị bào mòn, hình thành gai xương cọ xát với rễ thần kinh gây tê tay chân, đau nhức khắp cơ thể. Tê bì có thể lan từ cổ xuống bàn tay hoặc từ thắt lưng xuống chân.
- Viêm khớp dạng thấp: Tình trạng tê chân tay có thể xuất hiện khi các khớp, rễ thần kinh bị tổn thương và viêm nhiễm. Ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, hiện tượng này thường kéo đến khi ngồi hoặc nằm quá lâu.
- Tê tay chân do thoát vị đĩa đệm: Tê bì chân tay là một trong những triệu chứng đặc trưng của thoát vị đĩa đệm. Hiện tượng này xuất hiện khi nhân nhầy đĩa đệm thoát khỏi vị trí thông thường, chèn ép rễ thần kinh cột sống. Nếu không điều trị dứt điểm, tình trạng tê chân tay có thể chuyển biến xấu, dẫn đến teo cơ và bại liệt hoàn toàn.
- Nguyên nhân bị tê tay chân do đau thần kinh tọa: Đây là một hội chứng kích thích dây thần kinh. Khi dây thần kinh bị chèn ép, nén lại có thể bị tê chân hoặc ngứa ran ở chân hoặc bàn chân.
- Đau cơ xơ hóa: Đây là tình trạng đau mãn tính có thể gây đau nhức toàn thân, tê tay chân và ngứa ran. Bên cạnh đó, những người bị đau cơ xơ hóa có thể có triệu chứng như cứng và đau không rõ lý do vào buổi sáng hoặc sau khi ngủ, ảnh hưởng đến trí nhớ.
- Viêm đa rễ thần kinh: Khi hệ thần kinh ngoại biên vì một lý do nào đó bị tổn thương, chứng viêm đa rễ thần kinh có thể xuất hiện, kèm theo hiện tượng tê tay chân kéo dài.
- Khối u: Những khối u khi phát triển lớn dần có thể chèn ép lên não , tủy sống hoặc bất kỳ phần nào của chân và bàn chân dẫn đến hạn chế lưu lượng máu đến chân và bàn chân gây tê chân.
- Hẹp ống sống: Cột sống bị thu nhỏ từ khi bẩm sinh có thể chèn ép các rễ thần kinh chạy qua gây tắc nghẽn mạch máu, tê tay chân và hạn chế vận động.
- Bệnh tiểu đường: Bị tê chân kèm ngứa ran và đau ở bàn chân có thể là triệu chứng của bệnh tiểu đường. Vì lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh được gọi là bệnh thần kinh tiểu đường.
Một số nguyên nhân cơ học gây tê chân tay
Ngoài các bệnh lý trên thì đôi khi, tê bì chân tay cũng có thể là hệ quả của một số nguyên nhân cơ học thông thường:
- Do hoạt động sai tư thế: Bị tê tay chân là triệu chứng phổ biến khi bạn thực hiện những tư thế xấu như bắt chéo chân quá lâu, ngồi hoặc quỳ trong thời gian dài, ngồi trên đôi chân, mặc quần, vớ hoặc giày quá chật. Vì những tê thế xấu này gây áp lực lên dây thần kinh hoặc giảm lưu lượng máu xuống chân.
- Tê tay chân do thay đổi thời tiết: Thời tiết chuyển biến đột ngột từ nóng sang lạnh có thể khiến cơ thể không thích ứng kịp, gây rối loạn cảm giác, tê bì chân tay.
- Stress: Trạng thái tinh thần không ổn định và căng thẳng, mệt mỏi quá mức sẽ kích ứng các tế bào thần kinh trên bề mặt da gây tê tay chân, ngứa các khe lòng bàn tay, bàn chân.
- Nhiễm độc: khi cơ thể nhiễm phải một số kim loại nặng, hóa chất công nghiệp (chì, thủy ngân…) sẽ cản trở lưu thông mạch máu và gây ra tê bì.
- Chấn thương: Bạn có thể bị tê tay chân khi những chấn thương ở thân, cột sống, hông, chân, mắt cá chân và bàn chân có thể gây áp lực lên dây thần kinh.
Các cách chữa tê tay chân thường được áp dụng
Một số lưu ý khi áp dụng các phương pháp chữa tê bì chân tay
Điều trị bằng Thuốc tây
- Thuốc kháng viêm giảm đau: Ibuprofen, Arcoxia, Bonlutin, Paracetamol… giúp kháng viêm, giảm đau và kiểm soát hiện tượng tê bì chân tay nhanh chóng, hiệu quả.
- Thuốc giãn cơ: Mydocalm, Myonal… dùng trong các trường hợp tê tay chân do cơ cứng cơ bắp, giúp giải phóng chèn ép.
- Vitamin và khoáng chất: Người bị tê tay chân bổ sung các nhóm vitamin B và khoáng chất cần thiết để giảm thiểu tình trạng suy nhược, thiếu chất, cải thiện hệ thần kinh trung ương.
Chữa tê tay chân bằng Thuốc Nam
- Quế: Trộn một muỗng canh bột quế vào ly sữa ấm và uống hàng ngày để phòng ngừa và chữa tê tay tại nhà.
- Dầu dừa: Dầu dừa có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng hữu ích giúp tăng cường cơ bắp và lưu thông máu. Chỉ cần massage nhẹ lên vùng bị tê liệt bằng dầu dừa trong 20 phút, 3 lần một ngày. Để có kết quả tốt nhất, hãy làm ấm dầu trước khi xoa bóp.
Bài tập điều trị tê bì chân tay
- Xoay cổ chân: Ngồi trên giường cao, sau đó xoay hai cổ chân theo hai chiều khác nhau, khi xoay sẽ thấy các khớp chân kêu lục cục, bớt đau mỏi và thoải mái.
- Xoay khớp tay: Người bệnh tê tay chân đứng thẳng trên sàn, dang rộng hai tay. Thực hiện động tác xoay cánh tay theo hướng vòng vào trong, duy trì khoảng phút thì chuyển bài tập.