
Đau lưng khi mang thai là tình trạng không hiếm gặp ở những người phụ nữ, nói cách khác đây là biểu hiện thông thường khi mang bầu. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý khi bị đau lưng lúc mới thụ thai, khi mang thai tháng thứ 7 và tháng cuối trong bài viết này nhé!
Những nội dung chính
Triệu chứng đau lưng khi mang thai tuần đầu, 3 tháng đầu, tháng thứ 2-4-7, tháng cuối
Đau lưng khi mới thụ thai, đây là băn khoăn của rất nhiều những bà mẹ đang trông mong ngóng có con. Một tin vui cho bạn đó là: Theo các bác sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực sản khoa cho biết, triệu chứng này chính xác là một trong số nhiều những dấu hiệu nhận biết có thai sớm.
Biểu hiện giúp các bạn dễ nhận biết và thấy nhất đó là bạn sẽ cảm thấy được thắt lưng của mình bỗng nhiên xuất hiện các cơn đau nhức hoặc bị mỏi tại phần dọc sống lưng. Lý do chính là bởi vì do dây chằng ở phần lưng phải được giãn ra để giúp bạn thích nghi được với sự lớn dần lên của phần tử cung ở trong bụng. Chính vì thế, bạn hãy đừng lơ là mà nghĩ rằng triệu chứng này gặp phải là do thời tiết hay vì mệt mỏi khi phải làm việc nhiều.
Tuy nhiên không có nghĩa là khi bạn đau lưng thì chắc chắn bạn có thai, triệu chứng đau lưng khi mang thai đi kèm với những biểu hiện sau đây thì tỷ lệ chính xác sẽ cao hơn:
-
Ợ nóng và đau lưng khi mới thụ thai
Việc hormone làm thay đổi hay điều chỉnh mọi thứ ở trong cơ thể trong lúc bạn mang thai, thậm chí nó có thể khiến làm thay đổi tất cả hoạt động và trạng thái tại van dạ dày hay thực quản. Khu vực thường này sẽ khó có thể kiểm soát được axít như thường lệ và khiến cho bạn sẽ có thể gặp phải hiện tượng trào ngược dạ dày hay thực quản và gây ra chứng ợ nóng khó chịu đồng thời là cảm giác nóng rát tại vùng ngực, thượng vị.
-
Rối loạn cảm giác
Đau lưng khi mới mang thai kèm theo các vấn đề hormone khiến tâm trạng của bạn cũng biến đổi thất thường khó hiểu. Phụ nữ trong thời gian này sẽ dễ khóc, hay tủi thân và thường dễ cảm động trước các vấn đề về tình cảm. Tính khí rất bất thường khó có thể kiểm soát được.
-
Đau tức ngực
Đau lưng khi mới mang thai bạn sẽ có cảm giác như kim châm hay ngứa ran ở phần ngực, đặc biệt chính là ở xung quanh núm vú. Sở dĩ hiện tượng này thường xảy ra là do những hormone thai kỳ làm cho lượng máu cơ thể cung cấp cho phần ngực của bạn được tăng lên đột ngột.
-
Rối loạn dịch tiết âm đạo
Phần dịch tiết âm đạo của phụ nữ vẫn ra khá thường xuyên thường vào mỗi giai đoạn tại những chu kỳ hàng tháng. Nhưng một khi phụ nữ mang thai thì một chất dịch nhầy có màu trắng loãng, có khi lại màu vàng nhạt sẽ tiết ra nhiều hơn.
Nguyên nhân được xác định là do lượng hormone tăng, đồng thời lưu lượng máu được chuyển đến vùng âm đạo sẽ nhiều hơn đột ngột gây ra hiện tượng tiết dịch. Một điều bất ngờ đó là phần dịch tiết này lại có ích, nó xảy ra trong thời kỳ mang thai có tác dụng ngăn ngừa sự nhiễm trùng tại cổ tử cung, đồng thời làm mềm thành âm đạo.
Tuy nhiên trong trường hợp nếu như phần dịch tiết ra này có mùi lạ, ngứa hoặc chuyển màu vàng lục, đồng thời đặc hơn thì bạn hãy đến thăm khám tại bác sĩ vì bạn có nguy cơ đã bị nhiễm khuẩn.
-
Thân nhiệt tăng
Mỗi khi bạn thức dậy, trong cơ thể bạn sẽ xuất hiện tình trạng trứng rụng theo chu kỳ, dẫn đến nhiệt độ cơ thể của bạn sẽ cao hơn một chút. Thông thường thân nhiệt sẽ hạ xuống sau từ một đến hai ngày khi kết thúc hoàn thành chu kỳ rụng trứng. Tuy nhiên nếu nhiệt độ vẫn cao hơn bình thường trong những ngày tiếp theo và kéo dài hơn hai tuần thì bạn có thể đã mang thai.
-
Đau đầu và buồn tiểu
Việc thay đổi nội tiết cũng như lưu lượng máu ở trong quá trình mang thai làm cho bạn có thể dẫn tới hiện tượng đau đầu. Ở một số phụ nữ, giai đoạn này cũng có thể bạn gặp biểu hiện như chuột rút. Khiến cho bạn rối loạn cảm giác và cảm thấy buồn vệ sinh diễn ra thường xuyên, nguyên nhân do áp lực của tử cung lên bàng quang.
-
Chóng mặt
Chóng mặt khi mang thai bắt nguồn từ tình trạng huyết áp giảm, đồng thời mạch máu giãn ra. Chính vì thế phụ nữ thường dễ có cảm giác bị đau đầu nhẹ kèm theo chóng mặt. Tuy nhiên bạn hãy đặc biệt chú ý vì nếu triệu chứng bạn gặp phải kèm theo hiện tượng chảy máu âm đạo và đau bụng dữ dội thì bạn có nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Trong trường hợp này bạn cần phải được đưa đến bệnh viện ngay vì có thể sẽ nguy hiểm đe dọa đến tính mạng.

Cách giảm đau lưng khi mang thai tuần đầu, 3 tháng đầu, tháng thứ 2-4-7, tháng cuối
-
Sử dụng gối trợ lưng
Cách này đặc biệt có công dụng đối với những đối tượng làm công việc văn phòng, streamer, gamer hay những công việc khiến bạn phải ngồi nhiều giờ liền. Việc áp dụng một tư thế tốt cũng là việc rất quan trọng trong lúc ngồi xuống giống như khi bạn đứng thẳng. Bạn cần giữ đầu với vai thẳng hàng bằng cách dùng một chiếc gối trợ lưng giúp phần xương cột sống của bạn luôn ở tư thế thẳng và giảm áp lực lên phần xương của bạn.
Để lựa chọn và sử dụng gối trợ lưng chuẩn, bạn có thể đặt mua gối trợ lưng tại rất nhiều các cửa hàng mà họ cung cấp dụng cụ y tế uy tín hay những trang bán hàng trực tuyến lớn.
-
Tư thế khi ngủ chuẩn
Đây là một vấn đề quan trọng nhưng chưa được mọi người quan tâm đúng mức, việc luôn thay đổi các tư thế chuẩn khi ngủ giúp bạn giảm đau lưng khi mang thai hiệu quả.
Một tư thế đúng là việc bạn nằm lật người sang bên trái và giữ cho cổ sao cho thẳng hàng với toàn bộ phần cột sống bằng việc gối đầu lên một cái gối chắc chắn. Sau đó bạn đặt một chiếc gối khác ở giữa hai chân với mục đích để giảm áp những áp lực cho phần khung chậu hoặc lưng. Bạn nên cho thêm một chiếc gối nhỏ vào bên dưới bụng có tác dụng để ngăn chiếc bụng nặng nề lật úp khi bạn ngủ.
-
Tư thế duỗi thẳng người
Khi mang thai, phần ngực của bạn sẽ trở lên đầy đặn hơn rất nhiều, vì thế phần trọng lượng đó vô tình khiến cho cột sống trên của bạn bị chịu áp lực về phía trước gây khó khăn trong việc đứng thẳng. Trong khi ngủ cũng làm tăng áp lực lên ngực và lưng, với việc áp dụng tư thế duỗi thẳng kiểu dạng con mèo lúc giận dữ, được coi là bài tập yoga tại thời kỳ tiền sinh sản giúp làm cho nhẹ cơn đau vùng lưng trên.
-
Đai hỗ trợ giảm áp lực cột sống
Việc đeo đai hỗ trợ này đặc biệt có tác dụng trong trường hợp phụ nữ mang bầu phải đứng nhiều ở trong khoảng thời gian dài vì đặc thù công việc. Đai hỗ trợ được cấu tạo từ những chiếc băng dày, nó có độ co giãn và dùng để đeo quanh hông hoặc dưới bụng giúp hỗ trợ phần cơ bụng lỏng lẻo.
Đai hỗ trợ còn giúp làm giảm áp lực đối với những vùng lưng dưới, ở một số phụ nữ mang thai được hỏi, họ cho biết họ thậm chí không thể nào đi lại nếu thiếu nó.
-
Nắn khớp xương
Việc chữa bệnh bằng biện pháp nắn khớp xương với mục đích nhằm điều chỉnh những khớp sai lệch, đặc biệt là ở phần cột sống. Điều này để giảm stress tại dây thần kinh và thúc đẩy việc hồi phục tại khắp cơ thể.
Theo những nhà nghiên cứu y khoa ở Thụy Điển, những thao tác giúp chăm sóc nắn xương đặc biệt có hiệu quả trong việc bạn điều trị những chứng đau lưng có liên quan trong thai kỳ. Theo thống kê có đến 70% số phụ nữ đã khỏi hẳn được tình trạng đau lưng khi mang thai khi áp dụng phương pháp này.
Đau lưng sau khi hút, phá thai
Cho dù bạn có sử dụng biện pháp phá thai hay cách hút thai an toàn nào đi nữa thì sau khi phá thai việc cơ thể bạn có những dấu hiệu bất thường cũng là điều khá dễ hiểu. Một trong số những dấu hiệu phổ biến đó là hút thai xong bị đau lưng.
Tình trạng này cho dù không phải là một triệu chứng có ảnh hưởng quá nghiêm trọng như những thông tin báo chí cho biết về hiện tượng bị đau lưng sau khi phá thai. Tuy nhiên tình trạng này rất hay gặp phải và gây rất nhiều khó khăn trong việc sinh hoạt và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ.
Những chuyên gia có chuyên môn về sản phụ khoa cho rằng, sau khi phá thai có rất nhiều khả năng chị em có nguy cơ phải đối mặt với các thay đổi nhanh chóng của cơ thể sau phá thai. Đó là những thay đổi dẫn đến xuất hiện những cơn đau lưng với những mức độ khác nhau, đặc biệt là khu vực lưng dưới xương cụt. Trong một số trường hợp các chị em ngồi quá lâu thường sẽ có cảm giác đau đớn hơn.