Đau nhức xương khớp toàn thân: Nguyên nhân và cách chữa trị tận điểm

Đau nhức xương khớp là tình trạng thường gặp ở người già và đang có xu hướng trẻ hóa theo độ tuổi. Hiểu rõ nguyên nhân gây ra các cơn đau toàn thân sẽ hỗ trợ việc điều trị dễ dàng, giúp người bệnh tránh được các biến chứng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Đau nhức xương khớp là bệnh gì?

Trên thực tế, hiện tượng một số điểm hoặc toàn thân bị đau nhức là triệu chứng của nhiều vấn đề. Nếu các cơn đau chỉ diễn ra trong thời gian ngắn thì có thể do các yếu tố khách quan nhưng nếu tình trạng đau nhức xương khớp kéo dài thì rất cỏ thể đây ra dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh cột sống nguy hiểm.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là dau-nhuc-xuong-khop-toan-than.jpg
                                      Hình ảnh đau nhức xương khớp ở người bệnh
  • Thoái hóa cột sống: Khi bắt đầu bước vào độ tuổi 35, cột sống sẽ bị thoái hóa, bào mòn do các tác nhân có hại, gây ra những cơn đau nhức xương khớp kéo dài. Lúc này đốt sống, sụn khớp khô lại, cọ xát dây thần kinh gây đau cấp tính hoặc mãn tính tại vùng tổn thương.
  • Viêm khớp dạng thấp: Đây là một bệnh khớp mãn tính liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nếu không được cải thiện sớm, bệnh sẽ phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn, gây đau nhức xương khớp toàn thân, biến dạng khớp, làm mất khả năng lao động, gia tăng mức nguy cơ tàn phế.
  • Thoát vị đĩa đệmNgười bệnh bị thoát vị đĩa đệm cổ sẽ cảm nhận được những cơn đau mỏi, tê buốt cổ vai gáy, đỉnh đầu và lan xuống cánh tay, trong khi bệnh nhân thoát vị đĩa đệm lưng lại phải đối mặt với các triệu chứng tương tự ở lưng, hông, đùi và bàn chân theo đường đi của dây thần kinh tọa.
  • Bệnh gout: Người mắc bệnh gout cũng xuất hiện triệu chứng đau nhức xương khớp. Đây là bệnh do rối loạn chuyển hoá purin trong cơ thể khi cơ thể dư thừa quá nhiều chất đạm. Bệnh thường gây đau nhức, kèm sưng, nóng, đỏ ở một hoặc nhiều khớp, thường gặp là khớp ngón chân, cổ chân, gối, và khớp bàn tay. Cơn đau thường xuất hiện về đêm, cường độ đau tăng dần đến mức bệnh nhân không thể chịu đựng nổi, có thể kèm theo sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi.
  • Loãng xương: Ở người bị loãng xương, có thể xuất hiện cơn đau nhức xương khớp toàn thân nhưng thường được mô tả là đau ở trong xương. Đây là một triệu chứng rất mơ hồ nên thường bị bỏ qua, khiến bệnh tăng nặng và hậu quả là xương yếu dần, rất dễ bị gãy.
  • Lao xương khớp: là căn bệnh do vi khuẩn của người hoặc bò tấn công và hệ xương khớp. Các khớp bị vi khuẩn lao tấn công thường bị đau nhẹ hoặc vừa phải và sưng to (nhưng không nóng, không đỏ), hiện tượng đau nhức xương khớp kéo dài khiến cho các hoạt động của cơ thể gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn, nếu lao khớp háng thì không co duỗi được chân, lao cột sống thì không cúi, không ngửa được…lâu dần có thể gây teo cơ, thậm chí bị liệt.

Nguyên nhân đau nhức xương khớp do các tác nhân cơ học

Hầu hết ai cũng từng gặp phải tình trạng đau nhức khớp xương cấp tính ít nhất một lần trong đời. Hiện tượng này chủ yếu là do các nguyên nhân cơ học gây nên như:

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là dau-nhuc-xuong-khop-toan-than-p2.jpg
          Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức xương khớp kéo dài
  • Thay đổi thời tiết: Thời tiết là nguyên nhân đầu tiên gây ra những cơn đau nhức ê ẩm khắp người, phổ biến nhất ở đối tượng trung niên và người cao tuổi. Vào thời điểm chuyển từ mùa thu sang đông, các triệu chứng đau ở toàn thân sẽ khiến người bệnh cực kỳ mệt mỏi, càng về đêm và rạng sáng, cơn đau lại càng nghiêm trọng.
  • Chấn thương, tai nạn: Chấn thương sau tai nạn hoặc mang giày cao gót thường xuyên sẽ rất dễ bị các bệnh về xương khớp, biểu hiện là đau nhức xương khớp. Bởi khi đi giày cao gót sẽ gây áp lực trực tiếp lên phần sụn của khớp chân, khớp gối…
  • Rối loạn giấc ngủ: Ngủ không ngon giấc, khó ngủ, hay thức giấc trong đêm khiến cơ thể bị đau nhức, mệt mỏi vào ngày hôm sau.
  • Đặc thù công việcNhững người bị đau nhức xương khớp thường hay phải làm các công việc với đặc thù ngồi nhiều hay đứng một chỗ trong thời gian dài… như dân văn phòng, tài xế lái xe hay công nhân may là đối tượng có khả năng mắc phải chứng đau nhức, tê bì chân tay rất cao.
  • Đau nhức xương khớp do thói quen sinh hoạt: lười vận động, chơi thể thao quá độ, nằm ngủ không đúng tư thế… có thể khiến mạch máu bị chèn ép, không lưu thông được đến các cơ xương khớp trên cơ thể gây tê bì và đau mỏi.

Các cách chữa đau nhức xương khớp

Điều trị bằng các loại Thuốc Tây

  1. Thuốc giảm đau toàn thân: Paracetamol, Codein, Tramadol giúp giảm đau nhức xương khớp toàn thân hiệu quả nhanh.
  2. Thuốc NSAID truyền thống: Ibuprofen, Naproxen tăng cường hoạt chất kháng viêm, chống viêm xương khớp tối đa.
  3. Thuốc giãn cơ: Coltramyl, Mydocalm giúp giãn cơ vân, giải phóng chèn ép, giảm đau tức thì.

Chữa đau nhức xương khớp bằng Thuốc Nam

  1. Lá lốt: Lấy 10g lá lốt phơi khô, rửa sạch và sắc với 3 bát nước đến khi còn 2 bát thì dừng, uống 2 lần/ngày.
  2. Đu đủ: Lấy 30g mỗi loại đu đủ và mễ nhân sống rửa sạch, cho vào nồi đun cùng 1 bát nước đến khi mễ nhân chín thì sử dụng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *