Là một căn bệnh nguy hiểm gây ra các biến chứng vô cùng đau đớn nhưng hiện nay còn rất nhiều chưa hiểu bệnh gút là gì. Nếu bạn cũng đang “lơ mơ” về căn bệnh thì hãy đọc bài viết này để hiểu rõ hơn về nó.
Bệnh gút là gì?
Bệnh gút là gì?
Bệnh gút là gì được nhiều người quan tâm. Cái tên gút còn khá xa lạ với nhiều người, nhưng nếu nói về bệnh thống phong thì chắc chắn nhiều người biết. Đây là căn bệnh sinh ra do sự phân hủy của hợp chất purin, sự tích tụ vượt mức cho phép của acid uric trong máu. Các bác sĩ chuyên khoa gọi nó là căn bệnh viêm khớp gây nhiều đau đớn nhất.
Những người có nguy cơ bị mắc bệnh gút cao
- Nam giới có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn nữ giới
- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh gút
- Người thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn và chất kích thích
- Các trường hợp bẩm sinh đã có nồng độ acid uric trong máu cao
- Những người mắc các bệnh về tim mạch, bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh thận, béo phì…
- Những người thường xuyên ăn thịt, hải sản hoặc ăn uống thiếu calorie
Chế độ ăn giàu hải sản dễ gây ra bệnh gút
Triệu chứng của bệnh gút là gì?
Ở giai đoạn đầu, bệnh gút chưa có nhiều biểu hiện. Nên nếu hỏi triệu chứng của bệnh gút là gì trong đoạn đầu thì câu trả lời chỉ có một – sự tăng lên đột biến của nồng độ acid uric trong máu. Các dấu hiệu này chỉ được phát hiện khi bạn xét nghiệm máu.
Chuyển sang giai đoạn cấp tính, bệnh gút xuất hiện với nhiều triệu chứng hơn cũng như gây đau đớn nhiều hơn. Các triệu chứng bao gồm:
- Sưng phù, tím đỏ các khớp xương, đặc biệt là khớp ngón chân, ngón tay. Người bệnh còn có cảm giác nóng nhức ở các khớp bị sưng này.
- Sau khi cơn đau giảm, tại các khớp xương xuất hiện tình trạng bong tróc da gây ngứa ngáy.
- Xuất hiện các cục tophi do acid uric tích tụ gây nên quanh các khớp xương sưng viêm.
- Bệnh nhân có thể có thêm các triệu chứng như sốt nhẹ, lạnh người, khó cử động.
Khớp xương bị sưng nhẹ khi bị gút giai đoạn đầu
Ở giai đoạn cấp tính, bệnh sẽ khỏi sau một thời gian ngắn (vài ngày hoặc 1 tuần), sau đó lại có thể tái phát lại. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể chuyển sang mãn tính với các biểu hiện như:
- Các cơn đau xảy ra thường xuyên với thời gian kéo dài từ vài tuần tới vài tháng.
- Các cụ tophi nổi to và phá hủy khớp xương gây khó cử động hoặc teo cơ.
- Cơn đau khớp xuất hiện ở cả các khớp khuỷu tay và đầu gối.
- Bệnh nhân đứng trước nguy cơ bị tháo khớp và khả năng cao mắc các bệnh về tim mạch, viêm thận, rối loạn tiêu hóa,…
Bệnh nhân chịu nhiều đau đớn vào giai đoạn cuối
Cách phòng và điều trị tốt nhất cho bệnh gút là gì?
Bệnh gút gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó phải có phương pháp chữa bệnh kịp thời. Vậy, hướng điều trị và phòng tránh tốt nhất cho người bị bệnh gút là gì?
Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, phương pháp giảm tác nhân tăng acid uric trong máu là cách phòng tránh cũng như điều trị bệnh gút tốt nhất. Để giảm đảm bảo lượng acid uric luôn ở mức cân đối người bệnh nên chú ý tới 3 yếu tố sau:
- Khám bệnh định kì
- Chế độ ăn uống
- Chế độ uống thuốc
Khám bệnh định kì giúp người bệnh biết được lượng acid uric trong cơ thể ở thời điểm hiện tại để có hướng điều chỉnh chế độ ăn và uống thuốc hợp lý.
Chế độ ăn uống đảm bảo hạn chế acid uric là gì? Đó là chế độ ít đạm động vật, ít đường, hạn chế rượu bia (nếu đã bị bệnh gút thì kiêng hẳn rượu bia), uống nhiều nước, duy trì cân nặng cơ thể.
Đối với người đã bị gút, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc chống sưng đau, giảm viêm nhiễm và một vài loại thuốc giúp giảm hàm uric trong máu.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng nhiều tới bệnh nhân gút
Bệnh gút khá phổ biến hiện nay khi đời sống con người tăng cao, chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng và đạm động vật. Do đó, ai cũng nên hiểu bệnh gút là gì để có phòng cũng như sớm phát hiện và điều trị triệt bệnh để.