Bệnh gút nên ăn gì ắt hẳn là mối bận tâm của không ít bệnh nhân. Chế độ ăn uống, khoa học sẽ góp công không nhỏ giúp hạn chế sự gia tăng của acid uric trong máu – thủ phạm hàng đầu gây bệnh gút.
Bệnh gút nên ăn gì bạn có biết?
Bệnh gút được coi là một dạng viêm khớp, nguyên nhân do nồng độ acid uric trong máu quá cao dẫn đến tình trạng tinh thể muối urat tích tụ tại khớp gây đau. Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn cấp tính và ảnh hưởng lớn đến công việc.
Với những người mắc bệnh gút ngoài việc sử dụng thuốc điều trị thì việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý là hết sức cần thiết. Dưới đây là danh sách thực phẩm giúp giải đáp vấn đề “Bệnh gút nên ăn gì?”:
Bệnh gì nên ăn gì tốt cho sức khỏe
Thực phẩm giàu chất xơ
Một số loại thực phẩm giàu chất xơ như: sắn, dưa leo, các loại rau xanh, cà chua…được coi là cứu tinh của người mắc bệnh gút. Bởi chất xơ giúp làm giảm quá trình hấp thụ đạm từ đó giảm sự hình thành của acid uric gây bệnh..
Thức ăn chứa ít purin
Nếu bạn không muốn tình trạng bệnh gút trở nặng thêm thì hãy bổ dung ngay các loại thực phẩm như: bơ, ngũ cốc, rau quả xanh, các loại hạt, trứng, sữa…
Tuy nhiên đối với các loại sữa và thực phẩm từ sữa người bệnh nên lựa chọn loại ít chất béo. Mỗi ngày người mắc bệnh gút nên uống khoảng 2 – 3 cốc sữa sẽ giúp giảm được 45% nguy cơ bệnh trở nặng.
Một số loại thực phẩm tốt cho người mắc bệnh gút
Uống nhiều nước
Những người mắc bệnh gút nên uống khoảng 3 lít nước mỗi ngày để giúp cơ thể khỏe mạnh cũng như đào thải lượng đạm thừa dễ dàng. Tuy nhiên tránh uống quá nhiều nước vào buổi tối có thể dẫn đến tình trạng tiểu đêm gây hại cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, nước khoáng không gas cũng được coi là đáp án chính xác cho những ai đang thắc mắc “Bệnh gút nên ăn gì?”. Những loại nước uống này có độ kiềm cao giúp đào thải acid uric trong máu và hạn chế kết tủa urat trong ống thận.
Bệnh gút kiêng ăn gì?
Bệnh gút kiêng ăn gì có lẽ cũng là vấn đề khiến nhiều bệnh nhân đau đầu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu ăn thực phẩm không phù hợp sẽ khiến bệnh gút trở nặng gây đau đớn gấp bội. Vậy bệnh gút kiêng ăn gì để không đau nhức mời bạn đến với thông tin dưới đây:
Các loại thịt đỏ
Một số loại thịt có màu đỏ như bò, dê, ngựa…thành phần của nhóm thịt này chủ yếu là protein không tốt cho sức khỏe những người mắc bệnh gút. Bên cạnh đó các loại đậu đen, đậu xanh hay đậu trắng người mắc bệnh gút cũng cần phải kiêng.
Hải sản
Hải sản bao gồm tôm, cua, sò, ghẹ…thường chứa nhiều đạm cùng lượng lớn gốc purin khiến lượng acid uric trong máu hình thành nhanh. Vì vậy người mắc bệnh gút cần phải tránh những loại thực phẩm này.
Nội tạng động vật
Nội tạng động vật như: thận, tim gan, trứng ngỗng hay trứng cá…chính là lời đáp cho vấn đề “Bệnh gút kiêng ăn gì?”. Bởi trong những loại thực phẩm này chứa nhiều purine – đây là hợp chất không màu kết tinh dễ chuyển hóa thành acid uric dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm
Bệnh gút cần tránh xa nội tạng động vật
Hoa quả quá chua
Một số loại hoa quả chua nhiều: cóc, chanh, xoài xanh…chứa nhiều vitamin C, thúc đẩy quá nhanh quá trình axit uric, tạo kết tủa urat bên trong ống thận dễ gây bệnh thận.
Thực phẩm nhiều chất béo
Một số bộ phận của động vật như mỡ, da hay đồ ăn chiên xào, thực phẩm ăn liền như mì tôm hay pizza cũng là thực phẩm người bệnh gút nên tránh.
Nhóm thực phẩm có tốc độ lớn nhanh
Tránh tuyệt đối măng tây, măng tre, măng trúc, các loại nấm, bạc hà hay giá đỗ…bởi chúng làm tăng khả năng tổng hợp acid uric trong cơ thể.
Một vài thắc mắc hay gặp trong thực đơn ăn uống của người bệnh gút
Dưới đây những thắc mắc hay gặp trong thực đơn của người bệnh gút đã được chuyên gia giải đáp mà bạn không nên bỏ qua:
-
Bệnh gút ăn được cá gì ?
Bệnh gút ăn được cá gì bạn có biết?
Bệnh gút ăn được cá gì? – là một trong những câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Người mắc bệnh gút nên ăn loại cá có thịt màu trắng, cá nước ngọt như: cá rô, cá basa, cá diêu hồng có chứa ít hàm lượng purin từ 50 – 150 mg không gây hại cho người bệnh.
Ngoài ra khi chế biến những loại cá trên người bệnh không nên chiên rán mà nên kho hoặc nấu canh hay luộc ăn cùng cơm. Dặc biệt cũng nên hạn chế ăn cá, mỗi tuần chỉ nên ăn từ 1 – 2 bữa.
Đặc biệt sau khi biết bệnh gút ăn được cá gì? Thì người bệnh cũng cần tránh xa các loại cá như: cá trích, cá cơm, cá thu, cá mòi, cá trích, cá ngừ…bởi chúng hàm lượng purin khá cao, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
-
Bệnh gút có ăn được thịt gà không?
Với người mắc bệnh gút thụt gà có nhiều tác dụng tốt như: chất selenium có trong thịt tăng cường khả năng bài tiết của thận, ngăn ngừa quá trình kết tủa acid uric, giảm nồng độ acid uric trong máu…Đặc biệt chất photpho trong thịt gà giúp cho hệ xương khớp phát triển khỏe mạnh phòng tránh nhiều bệnh.
Sau khi có được đáp án cho vấn đề “Bệnh gút có ăn được thịt gà không?” thì bạn cũng cần lưu ý kiểm soát lượng thịt gà ăn vào. Bởi trong thịt gà khá giàu chất purin tác nhân gây nên bệnh gút. Chế độ ăn tốt nhất cho người bệnh gút là khoảng 100g thịt gà mỗi ngày.
-
Bệnh gút có được ăn trứng không?
Bệnh gút có được ăn trứng không cũng là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Trứng được coi là thực phẩm giàu protein tuy nhiên hàm lượng purin lại thấp. Do đó người mắc bệnh gút hoàn toàn có thể sử dụng trứng gà trong bữa ăn hằng ngày.
Không chỉ có vậy trứng chứa nhiều acid amin, axit folic, omega 3, cholin tốt cho sức khỏe. Bạn có thể chế biến chứng thành nhiều món như hấp, luộc tránh chiên rán.
Đặc biệt chỉ nên sử dụng khoảng 1 quả trứng mỗi ngày để tránh triệu chứng đầy bụng khó tiêu, tăng mỡ máu.
Tuy nhiên người bệnh gút cần tuyệt đối tránh trứng vịt lộn. Bởi trứng vịt lộn đã hình thành con non với hàm lượng purin không tốt cho sức khỏe. Do đó người mắc bệnh gút chỉ nên sử dụng trứng gà.
Người mắc bệnh gút hoàn toàn có thể sử dụng trứng gà
-
Bệnh gút nên ăn hoa quả gì?
Ngoài việc sử dụng các loại đồ ăn, thức uống phù hợp thì việc bổ sung các loại hoa quả có vai trò rất quan trọng giúp hỗ trợ điều trị bệnh gút. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ bệnh gút nên ăn hoa quả gì? Và để tìm lời đáp cho vấn đề này mời bạn đến với những thông tin dưới đây.
Dưa hấu
Dưa hấu là loại quả có vị ngọt, tính lạnh, tác dụng để giải khát, thanh nhiệt và lợi tiểu. Dưa hấu được xếp vào những loại hoa quả hàng đầu dành cho người bị bệnh Gút vì thành phần của nó chứa nhiều nước, muối kali và hầu như không có nhân purin.
Quả dứa
Trong quả dứa chứa nhiều canxi, sắt, photpho, axit hữu cơ,… các vitamin E, C, B1, B2. Đặc biệt nhất là trong dứa có chất Bromelin là một Enzym thủy phân Protein có nhiều dược tính quý. Chất Bromelin có tác dụng giảm sưng, giảm đau và ngăn chặn các cơn viêm khớp cấp do gút gây nên.
Ngoài ra, dứa chứa nhiều acid folic, kali giúp đào thải acid uric – nguyên nhân chính gây nên bệnh Gút ra khỏi cơ thể, giúp làm liền sẹo của các mô bị tổn thương trong cơn Gút cấp. Nước ép dứa rất bổ dưỡng, có lợi cho đường tiêu hóa, giảm xơ cứng động mạch, viêm khớp, sỏi thận, bệnh gút,… Người bị gút nên sử dụng dứa như một thực phẩm bổ sung hoặc chế biến cùng các món ăn.
Lưu ý: Người bị viêm loét dạ dày thì nên hạn chế dùng dứa vì chúng có chứa một số chất không tốt cho người bị bệnh này.
Dứa -hoa quả cực tốt dành cho người bệnh gút
Dưa chuột
Trong dưa chuột hay dưa leo có tới 90% là nước, rất mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Do vậy dưa chuột được coi là đáp án của vấn đề bệnh gút nên ăn hoa quả gì?. Dưa chuột giúp đào thải lượng acid uric qua đường tiết niệu hiệu quả, nhanh chóng. Trong 100g dưa chuột chỉ có 7.4 mg nhân purin, một hàm lượng rất nhỏ so với các thực phẩm khác. Để điều trị Gút, người bệnh có thể sử dụng dưa chuột để ăn sống, làm nước ép hoặc làm nộm đều tốt.
Quả bưởi
Bưởi là loại quả chứa rất nhiều kali, là một chất quan trọng giúp điều trị bệnh Gút hiệu quả vì kali có tác dụng giúp đào thải tinh thể urate qua đường tiết niệu. Ngoài ra, vitamin C trong bưởi còn có tác dụng làm giảm tình trạng viêm. Bởi vậy, trong câu hỏi bệnh Gút nên ăn hoa quả gì của bệnh nhân thì bác sĩ luôn khuyến khích người bị Gút ăn bưởi mỗi ngày.
Quả Việt quất
Trong quả việt quất chứa nhiều hoạt tính kháng viêm được gọi là anthocyanin và có hoạt tính làm giảm acid uric trong máu. Việt quất không những giúp ích cho người bị Gút mà còn có thể giúp chống oxy hóa, có lợi cho tim mạch và phòng tránh ung thư.
Nguyên tắc xây dựng bữa ăn cho bệnh nhân gút là gì?
Sau khi đã tìm hiểu vấn đề bệnh gút kiêng ăn gì và nên ăn gì, thì người bệnh tốt nhất nên xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp. Thực đơn dành cho người mắc bệnh gút cần được cân bằng như sau:
Tổng năng lượng phù hợp nhất cho một bữa ăn của người mắc bệnh gút là: 1.600 kcal/ngày/50kg.
Trong đó:
Tinh bột chiếm 75% (1.200 kcal) tương đương 300g thực phẩm.
Chất béo chiếm 15% (240 kcal) tương đương 27g thực phẩm.
Protein (đạm) chiếm 10% năng lượng (160 kcal), tương đương 40g thực phẩm.
Các loại rau quả có thể ăn nhiều nhưng tránh tuyệt đối những loại rau người bị bệnh gút phải kiêng.
Đối với người bị gút giai đoạn mãn tính, bữa ăn cũng được xây dựng theo nguyên tắc trên. Tuy nhiên, cần phải lưu ý lượng chất đạm không vượt quá 50g/50kg cân nặng, tương đương 100g thực phẩm/ngày.
Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan đến vấn đề bệnh gút nên ăn gì và kiêng ăn gì. Để tránh tình trạng bệnh gút trở nặng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần đặc biệt lưu ý tới chế độ ăn uống của mình. Ngoài ra bạn nên tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa nhằm xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học tốt cho sức khỏe.