
Thoái hóa cột sống thắt lưng là một căn bệnh xương khớp nguy hiểm, đang có dấu hiệu gia tăng đột biến nhiều năm nay. Sớm nắm rõ các nguyên nhân và triệu chứng của bệnh để có cách chữa kịp thời là lời khuyên của nhiều chuyên gia dành cho các bệnh nhân.
Những nội dung chính
Thoái hóa cột sống lưng là gì, có nguy hiểm không?
PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Giảng viên Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh) cho biết: “Không phải cứ chỗ nào có đốt sống thì cũng bị thoái hóa. Lưu ý là ở những vùng có đĩa đệm (cổ, thắt lưng) mới xảy ra hiện tượng thoái hóa cột sống, còn ở vùng xương thiêng (từ dưới thắt lưng xuống – dính thành khối, không đĩa đệm), xương cụt không gặp phải tình trạng này.”

Thoái hóa cột sống là một trong những căn bệnh phổ biến nhất hiện nay
Theo tạp chí Y khoa Calcifield Tissue International, ở Việt Nam có hơn 80% trường hợp trên 50 tuổi gặp vấn đề thoái hóa cột sống, tỷ lệ ở nữ (62%) cao hơn ở nam (55%). Trong đó, thoái hóa thường gặp nhất là ở cột sống cổ và cột sống thắt lưng.
Thoái hóa cột sống thắt lưng xảy ra nhiều ở các đốt L4 – L5, L5 – S1 vì đây là vùng thường chịu áp lực từ cơ thể. Người bệnh sẽ phải đối mặt với những cơn đau nhức âm ỉ ở thắt lưng, tê bì chân và rối loạn cảm giác.
Nguyên nhân thoái hóa cột sống thắt lưng
Trên thực tế, theo các chuyên gia tình trạng cột sống bị lão hóa có thể xảy ra do rất nhiều yếu tố. Trong đó, những nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống lưng phổ biến nhất bao gồm:
- Lão hóa tự nhiên: Tuổi càng cao cột sống càng dễ thoái hóa, tình trạng loãng xương, bào mòn sụn khớp xảy ra nhiều.
- Thói quen sinh hoạt: Ngồi lâu – ngồi nhiều một chỗ, ngủ sai tư thế, quan hệ tình dục thường xuyên,… cũng là một trong những những nguyên nhân của thoái hóa cột sống thường gặp nhất.
- Tính chất công việc: Những người hay bê vác – gồng gánh đồ nặng, hay cúi gập người hoặc xoay cổ, ngửa cổ nhiều… thì cột sống có nguy cơ bị thoái hóa cao.
- Nguyên nhân bệnh thoái hóa cột sống do thiếu chất: Thiếu canxi, magie, vitamin,… khiến cột sống bị bào mòn, hạn chế khả năng tái tạo sụn khớp và làm tăng nguy cơ thoái hóa.
- Di truyền huyết thống: Tỷ lệ thoái hóa cột sống ở người châu Á thấp hơn người châu Âu. Một số người sinh ra đã có cấu trúc cột sống yếu, dễ bị thoái hóa bởi các yếu tố nội sinh và ngoại sinh.
Triệu chứng thoái hóa cột sống lưng
Tùy theo mức độ thoái hóa mà triệu chứng bệnh ở mỗi người là khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng thoái hóa cột sống phổ biến, bệnh nhân cần chú ý.

Triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống
- Đau tại điểm thoái hóa: Cơn đau thắt lưng xuất hiện thường xuyên, âm ỉ kéo dài, đau tăng lên khi người bệnh vận động mạnh và giảm khi nghỉ ngơi.
- Đau lan sang các điểm xung quanh: Cơn đau cấp tính do thoái hóa cột sống thắt lưng lan sang các vùng lân cận như hông, đùi, bàn chân, chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa hoặc lan ra cổ vai gáy, vùng chẩm hoặc kéo xuống cánh tay (thoái hóa cột sống cổ).
- Biến dạng cột sống: Mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa liên đốt, lệch thân đốt và xuất hiện các gai xương.
- Hạn chế vận động: Người bệnh thoái hóa cột sống khó cúi ngửa cổ hoặc xoay lưng, khó khăn trong di chuyển, bước chân có dấu hiệu mất cân bằng.
- Rối loạn đại tiểu tiện: Đại tiểu tiện không tự chủ, người bệnh không ý thức và kiểm soát được hành động đi ngoài của mình
Bị thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng gì?
Thực phẩm nên ăn
- Thực phẩm giàu canxi: Hải sản, sữa, rau củ màu xanh đậm… là những thực phẩm cung cấp nguồn canxi dồi dào, giúp tăng cường mật độ xương khớp và phòng chống loãng xương.
- Thực phẩm giàu glucosamine và chondroitin: Hai dưỡng chất “bổ xương dưỡng cốt” và giúp tái tạo sụn khớp, hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống và phục hồi tổn thương cột sống hiệu quả, thực phẩm này có nhiều trong sụn sườn động vật, xương ống…
- Thực phẩm giàu đạm: Thiếu đạm, canxi trong máu sẽ giảm, xương ngừng phát triển, tình trạng thoái hóa ở các đốt sống càng trầm trọng hơn. Người bị thoái hóa cột sống hãy bổ sung đủ lượng đạm từ cá biển, thịt gia cầm, thịt lợn… vào thực đơn hàng ngày.
- Thực phẩm giàu Genistein: Genistein có nhiều trong đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành, tác dụng tương tự estrogen sinh học, góp phần làm xương chắc khỏe.
Các loại đồ ăn người bệnh thoái hóa cột sống nên kiêng
- Thịt đỏ: Mặc dù các loại thịt chó, thịt bò, thịt trâu… rất giàu chất đạm, protein và khoáng chất, tuy nhiên chính sự dồi dào quá mức này lại là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng viêm, suy giảm hàm lượng canxi trong xương.
- Đồ chế biến sẵn: Khoai tây chiên, gà rán, dăm bông, xúc xích… chứa rất nhiều cholesterol – một loại chất béo xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc xương và quá trình phòng ngừa thoái hóa cột sống một cách tự nhiên.
- Đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt: Muối và đường làm tăng triệu chứng viêm khớp, ngăn chặn khả năng hấp thụ canxi. Bởi vậy khi nấu ăn, bạn nên tiết chế khi sử dụng 2 loại gia vị này.
Các cách chữa thoái hóa cột sống thắt lưng phổ biến
Điều trị bằng Thuốc Tây

Các loại thuốc tây giúp giảm các cơn đau cấp tính
Tây y điều trị thoái hóa cột sống bằng các phương pháp nội khoa, chủ yếu là kê thuốc cho bệnh nhân sử dụng như:
- Thuốc giảm đau: Paracetamol (acetaminophen)
- Nhóm thuốc giãn cơ: Mydocalm, myonal, carisoprodol,…
- Nhóm thuốc chống viêm không steroid khác: Diclofenac, meloxicam,…
- Amitriptylin 25mg, 1-2 viên/ngày, Dogmatil.
Chữa bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng bằng Thuốc Nam
Điều trị thoái hóa cột sống bằng thảo dược tự nhiên giúp lưu thông khí huyết ở gân xương, đưa cơ thể trở về trạng thái cân bằng âm dương. Một số bài thuốc như cây đau xương ngâm rượu, mật ong trộn bột quế, trinh nữ sắc lấy nước… là những bài thuốc dân gian được nhiều bệnh nhân áp dụng và cho kết quả khả quan.
Bài tập hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống lưng
Một số bài tập hỗ trợ điều trị thoái hóa như gập lưng, ôm gối, đẩy tường cùng các động tác yoga như chiếc ê ke, con thằn lằn, con châu chấu,… sẽ giúp phục hồi hệ xương khớp, giải tỏa chèn ép và thư giãn gân cốt.