Thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa đẳng cấp

Thoái hóa đốt sống cổ được coi là triệu chứng của quá trình lão hóa cộng với điều kiện sinh hoạt không hợp lý. Hiểu các nguyên nhân để có cách chữa kịp thời sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị và dự phòng tái phát.

Thoái hóa đốt sống cổ là gì, có nguy hiểm không?

Về cơ bản, cột sống cổ gồm: đốt sống, đĩa đệm, dây chằng và cơ. Cột sống cổ là đoạn cột sống mềm dẻo nhất, có tầm vận động linh hoạt, hoạt động với 3 chức năng chính là đảm bảo cho đầu chuyển động, chịu sức nặng của đầu và bảo vệ tủy.

Hình ảnh thoái hóa đốt sống cổ ở bệnh nhân (Ảnh minh họa)

Để thực hiện chức năng đó, các đốt sống phải chịu lực vận động và chèn ép rất lớn, lâu dần có thể hình thành thoái hóa. Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là một quá trình suy thoái xảy ra ở các đốt sống cổ, bắt đầu bằng sự biến đổi thân đốt, biến dạng thân đốt, vôi hóa dây chằng đĩa đệm xơ cứng và bào mòn sụn khớp..

Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ

Trên thực tế, các tổn thương liên quan đến đốt sống có thể xảy ra do rất nhiều yếu tố và thoái hóa cột sống cổ cũng không phải là một ngoại lệ. Theo các nhà khoa học, nguyên nhân bệnh thoái hóa đốt sống cổ chủ yếu do các tác nhân sau đây:

  • Lão hóa tự nhiên: Tuổi cao, đĩa đệm mất dần khả năng thẩm thấu nước, tế bào sụn giảm chất lượng và không có khả năng tái tạo.
  • Nguyên nhân bệnh thoái hóa đốt sống cổ do tính chất công việc: Có nhiều công việc với tính chất đặc thù là phải bê vác các vật nặng trên vai, cổ khiến các đốt sống ở những vị trí này dễ bị tổn thương và thoái hóa.
  • Sai tư thế: ngủ gục trên bàn, nghe điện thoại bằng cổ và tai, ngồi gập cổ… là những thói quen sai lầm gây sang chấn cột sống cổ.
  • Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ do chấn thương: Có rất nhiều người cột sống cổ của họ bị thoái hóa là do gặp phải các chấn thương, tai nạn ở vùng cổ do bị va đập hoặc tác động bởi các ngoại lực mạnh.
  • Di truyền: Một số người sinh ra đã có cột sống cổ yếu hơn do sự di truyền của ông bà, bố mẹ…
  • Một số nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ khác: bệnh lý cột sống, bệnh lý tự miễn dịch, chế độ ăn uống nghèo nàn… cũng góp phần gây bệnh.

Nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ khá đa dạng

Với đặc thù là những tổn thương âm ỉ kéo dài, việc người bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến tình trạng thoái hóa trở nên rất nguy hiểm. Chính vì vậy sớm phát hiện các dấu hiệu thoái hóa cột sống cổ ngay ở những giai đoạn đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng giúp nâng cao hiệu quả điều trị về sau.

Triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Có hai dạng triệu chứng phổ biến mà bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ cần chú ý và theo dõi thường xuyên, các biểu hiện này có thể cảm quan bằng mắt thường hoặc phải thông qua chụp chiếu:

  • Triệu chứng lâm sàng: Là những triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ thể hiện ra bên ngoài như đau, mỏi, tê bì, co cứng cổ, vai gáy và cánh tay; hạn chế vận động cổ, đau đầu, chóng mặt, ù tai, mờ mắt, nuốt đau, rối loạn cảm giác, rối loạn đại tiểu tiện, mất vận động chi trên hoặc dưới…
  •  Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ cận lâm sàng: Thông qua các xét nghiệm, bác sĩ sẽ phát hiện những dấu hiệu của bệnh hình thành ở bên trong như hẹp lỗ gian đốt sống, biến đổi trương lực mạch, ghi điện thế gợi cảm thân thể bất thường, gợi vận động nhạy hơn…

Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Thực phẩm nên ăn

Trong thực đơn hàng ngày, bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ có thể bổ sung một số thực phẩm giúp giảm đau, chống viêm, tái tạo xương và sụn khớp dưới đây:

  1. Nhóm thực phẩm giàu canxi: Hàm lượng canxi có trong nhiều sữa, tôm, cua, hải sản, trứng…
  2. Thức ăn chứa nhiều omega 3: Cá hồi, lạc, hạnh nhân, óc chó, bơ, các loại đậu… là những thực phẩm chứa nhiều omega 3.
  3. Người bị thoái hóa đốt sống cổ nên bổ sung glucosamine, chondroitin: Có nhiều trong cà chua, ngũ cốc, nấm, mộc nhĩ, giá đỗ, trà xanh…
  4. Nhóm vitamin C, D, E, K: bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi để cung cấp đủ vitamin cần thiết cho xương khớp.

Thực phẩm người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên kiêng

Để hạn chế nguy cơ loãng xương, gia tăng tình trạng viêm sưng, thoái hóa thì người bệnh nên loại bỏ một số thực phẩm sau khỏi thực đơn ăn uống:

  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ nên hạn chế sử dụng khoai tây chiên, xúc xích, gà rán, đồ chiên xào, thịt mỡ…
  • Thực phẩm cay nóng, mặn: nước sốt, ớt hoặc các món ăn sử dụng quá nhiều gia vị…
  • Thực phẩm giàu đạm: các loại thịt đỏ như thịt chó, thịt bò, thịt trâu…
  • Đồ uống chứa ga và cồn: nước ngọt, nước có ga, bia, rượu… là những thực phẩm cần tránh xa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *