Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa hiệu nghiệm

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh phổ biến, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Nắm bắt được những nguyên nhân, triệu chứng điển hình của bệnh sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

Thoái hóa khớp gối là gì, có nguy hiểm không?

Theo bách khoa toàn thư nhận định, bệnh thoái hóa khớp gối xuất hiện bởi triệu chứng lâm sàng là đau âm ỉ khớp gối, không có dấu hiệu viêm. Bệnh là do những tổn thương cơ bản tại: Sụn khớp, đĩa đệm, màng hoạt dịch và phần xương dưới sụn gây ra.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là Hinh-anh-thoai-hoa-khop-goi-o-benh-nhan.jpg

                   Hình ảnh thoái hóa khớp gối ở bệnh nhân

Tuy rằng đây không phải là bệnh lý gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng theo thời gian tình trạng thoái hóa ở khớp gối sẽ càng tiến triển nghiêm trọng, nếu không có phương pháp chữa trị thoái hóa khớp gối kịp thời sẽ có thể dẫn đến những biến chứng khôn lường. Nhẹ thì đau nhức ê ẩm vùng đầu gối, hạn chế khả năng vận động di chuyển, nặng hơn có thể dẫn đến viêm nhiễm làm teo cơ, bại liệt vùng chân thậm chí là tàn phế suốt đời.

Nguyên nhân thoái hóa khớp gối

Hầu hết căn nguyên dẫn đến bệnh thoái hóa khớp là do quá trình lão hóa và hệ lụy của những áp lực kéo dài đè nén sụn khớp gây nên. Về cơ bản, nguyên nhân của bệnh thường do các yếu tố sau.

  • Nguyên nhân bệnh thoái hóa khớp gối do lão hóa: Khi trưởng thành, tế bào sụn khớp không còn khả năng sinh sản và tái tạo. Đồng thời các tế bào này cũng suy giảm dần chức năng tổng hợp chất tạo mucopolysacarit, collagen làm cho chất lượng sụn và khả năng đàn hồi, chịu lực kém đi.
  • Yếu tố cơ giới: Là yếu tố làm tăng quá trình thoái hóa khớp gối, là sự thay đổi bất thường lực nén trên mặt khớp và đĩa đệm. Cụ thể gồm: Các dị dạng khớp và cột sống bẩm sinh, chấn thương, béo phì, nghề nghiệp,…
  • Chấn thương, tai nạn: Các va đập tác động đến khớp gối xảy ra trong quá trình sinh hoạt, di chuyển cũng khiến nguy cơ thoái hóa tăng cao.
  • Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối do chế độ dinh dưỡng: Thiếu hụt lượng canxi hoặc thậm chí canxi dư thừa, cùng với đó là việc bổ sung các dưỡng chất không đồng đều có thể gây mất cân bằng tháp dinh dưỡng, ảnh hưởng và làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp cho bệnh nhân, trong đó có khớp gối.
  • Các nguyên nhân khác: Thoái hóa khớp gối có thể do di truyền, chuyển hóa (bệnh da sạm màu, bệnh gút), nội tiết (đái tháo đường, tiền mãn kinh, loãng xương do nội tiết,…)

Triệu chứng thoái hóa khớp gối 

Khi khớp gối bi thoái hóa, người bệnh có thể nhận biết thông qua một số triệu chứng điển hình như:

  • Đau cứng khớp âm ỉ thành từng đợt, đau đối xứng hai bên khớp và không kèm dấu hiệu viêm.
  • Thoái hóa khớp gối khiến khớp mất linh hoạt dẫn đến các hạn chế trong vận động thường ngày.
  • Biến dạng khớp do hình thành các gai xương, thoát vị màng hoạt dịch hay lệch trục khớp.

Nếu phát hiện một trong những triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối kể trên cần tới bệnh viện uy tín để thăm khám và làm các xét nghiệm, chụp x-quang để chẩn đoán chính xác bệnh.

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì kiêng gì?

Nghiên cứu mới đây của Viện dinh dưỡng quốc gia (NION) cho rằng, chế độ ăn uống không khoa học sẽ làm tăng khả năng thoái hóa khớp gối do làm tăng các enzyme phá hủy collagen và các protein có tác dụng duy trì quy mô. Do đó, cần tuân thủ một chế độ dinh dưỡng khoa học để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là che-do-dinh-duong-danh-cho-nguoi-benh-thoai-hoa-khop-goi.jpg

                  Chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh thoái hóa khớp gối

Một số cách điều trị thoái hóa khớp gối điển hình

Điều trị bằng Thuốc nam

Đông y có nhiều bài thuốc chữa thoái hóa khớp gối hiệu quả. Trong đó, bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh và PT5 là phổ biến và được chỉ định nhiều nhất.

  1. Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh: Độc hoạt 12g, tế tân 4, sinh địa 12g, đảng sâm 12g, quế chi 4g, phòng phong 10g, đương quy 12g, phục linh 10g, tang ký sinh 16g, ngưu tất 12g, bạch thược 10g, cam thảo 4g, tần giao 8g, đỗ trọng 12g, xuyên khung 8.
  2. Bài thuốc chữa thoái hóa khớp gối PT5: Lá lốt 10g, thiên niên kiện 10g, hà thủ ô 12g, trinh nữ 12g, cỏ xước 16g, sinh địa 12g, quế chi 8g, thổ phục linh 16g.

Với mỗi bài thuốc, người bệnh cho tất cả nguyên liệu vào sắc lấy nước, uống hàng ngày để thấy hiệu quả điều trị.

Chữa thoái hóa khớp gối bằng Thuốc Tây

  1. Thuốc giảm đau: Bao gồm: Paracetamol, Aspirin, Salicylate…. giúp ức chế tổng hợp Prostaglandin – một loại hợp chất trong cơ thể đóng vai trò nhận diện các cơn đau. Người bệnh thoái hóa khớp gối sẽ không còn cảm thấy các cơn đau do thoái hóa và viêm khớp gối.
  2. Thuốc chống viêm: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như: Indomethacin, Diclofenac, Ibuprofen… đặc trị thoái hóa và viêm khớp gối nhờ tác dụng giảm đau và chống viêm nhiễm.
  3. Thuốc giãn cơ: Các loại thuốc giãn cơ trị thoái hóa khớp gối được sử dụng với mục đích giảm trạng thái co và căng cứng cơ. Một số loại thuốc được chỉ định bao gồm: Myonal, Baclofen…

Bài tập hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối

  1. Động tác 1: Nằm co 2 chân, hai bàn tay xoay tròn 2 khớp gối theo chiều kim đồng hồ 15 lần rồi quay ngược lại. Tập liên tục 10 phút.
  2. Động tác 2: Người bi thoái hóa khớp gối đứng thẳng, lấy mũi chân làm trụ quay tròn gối theo chiều kim đồng hồ rồi lặp lại động tác theo hướng ngược lại. Thực hiện 10 lần mỗi ngày.
  3. Động tác 3: Ngồi thẳng lưng, chân để vuông góc với đùi. Giơ lần lượt từng chân về phía trước chếch với đùi 1 góc 150 độ, giữ vài giây rồi trở về tư thế ban đầu. Lặp lại động tác 20 lần.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *