Bệnh gút xảy ra khi bệnh nhân viêm khớp có nồng độ acid uric trong máu cao. Tuy không nguy điểm đến tính mạng nhưng nó lại ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh gút sẽ giúp quá trình điều trị trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Những nội dung chính
Những ai cần chú ý đến dấu hiệu bệnh gút?
Trước khi đi tìm hiểu về các dấu hiệu bệnh gút, bạn nên xem xét bản thân có đang nằm trong danh sách những đối tượng dễ bị mắc căn bệnh này không. Nếu có, bạn nên quan tâm tới những biểu hiện của bệnh gút cho dù là nhỏ nhất để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Cảnh giác với những dấu hiệu bệnh gút
Những nhóm người dưới đây thường có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với người bình thường:
- Có người thân trong cùng một gia đình cụ thể là bố mẹ hoặc ông bà đã bị mắc bệnh gút.
- Ngoài ra nhiều nghiên cứu cho thấy nam giới có nguy cơ mắc bệnh gút nhiều hơn nữ giới.
- Nồng độ acid uric trong máu cao bẩm sinh.
- Những người béo phì có tình trạng thừa cân trầm trọng.
Bên cạnh đó, nếu bạn có những thói quen xấu ngay dưới đấy thì cũng cần phải hết sức cảnh giác với những dấu hiệu của bệnh gút.
- Người thường xuyên sử dụng các loại đồ uống chứa nhiều cồn như: rượu, bia hay nước ngọt…
- Chế độ ăn uống giàu purin ( loại chất này có nhiều trong thịt và hải sản).
- Chế độ ăn uống có độ calorie rất thấp.
Đặc biệt hơn nữa, nếu bạn đang mắc một số bệnh sau thì cũng có nhiều khả năng cao sẽ bị gút. Theo một nghiên cứu từ Bộ Y tế Anh, 80% người bị gút thường cùng mắc các bệnh dưới đây:
- Bệnh thận: suy thận, sỏi thận…
- Bệnh cao huyết áp
- Tiểu đường
- Xơ cứng và xơ vữa động mạch
- Bệnh tim
- Bệnh tiểu đường
- Chấn thương khớp gây ra tình trạng tê bì chân tay.
- Suy nhược cơ thể dẫn tới sụt cân quá nhanh
Dấu hiệu bệnh gút qua từng giai đoạn
Dấu hiệu bệnh gút qua mỗi giai đoạn thường không giống nhau. Do đó để tìm hiểu kĩ hơn về các triệu chứng của bệnh qua từng giai đoạn mời bạn đến với những thông tin dưới đây.
Triệu chứng bệnh gút nhẹ
Biểu hiện bệnh gút giai đoạn nhẹ chớ nên coi thường
Khi bệnh gút ở giai đoạn nhẹ lượng acid uric trong máu tăng cao, các tinh thể urat bây giờ mới bắt đầu được hình thành qua quá trình kết tủa. Người bệnh có thể nhận thấy những triệu chứng bệnh gút nhẹ là tình trạng sưng đau tại vị trí có tinh thể urat, nhất là ở ngón chân cái. Tuy nhiên những cơn đau này thường xảy ra chủ yếu vào ban đêm, đau rất dữ dội, ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh.
Nhưng giai đoạn mới chớm này, các triệu chứng bệnh gút nhẹ chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian rồi giảm đau sau 2 đến 7 ngày tiếp theo. Thời điểm cơn đau giảm đi là lúc vùng da ở quanh vị trí khớp này xuất hiện hiện tượng bong tróc và gây ra ngứa. Chính những biểu hiện của bệnh gút mờ nhạt này khiến cho người bệnh chủ quan và không hề phát hiện ra bệnh sớm. Đợi đến lúc cơn đau tiếp theo kéo đến thì rất có thể bạn đã bước vào giai đoạn bệnh mãn tính.
Những triệu chứng triệu chứng trên chỉ xuất hiện ở giai đoạn nhẹ của bệnh gút. Ngoài các biểu hiện như: đau, sưng, ngứa vùng khớp…người bệnh còn có thể gặp một số hiện tượng như: sốt, lạnh run, các hạt tophi nổi lên xung quanh khớp, khó khăn trong việc cử động,…
Triệu chứng bệnh gút giai đoạn cấp tính
Khi đã bước vào giai đoạn mãn tính, hầu như các triệu chứng bệnh gút đã thể hiện ra bên ngoài nên dễ nhận ra hơn. Thời kì này bệnh thường rất khó chữa trị, nhưng nếu điều trị đúng phương pháp thì người bệnh có thể giảm cơn đau xuống mức tối đa.
Các triệu chứng bệnh gút giai đoạn mãn tính thường thấy bao gồm:
- Hiện tượng sưng (phù) – đau – buốt – nóng đỏ tại các vị trí: các khớp đặc biệt là khớp ngón chân cái; cơ ở ngón tay.
- Thời gian đau nhiều nhất là vào ban đêm. Cơn đau dữ dội tăng lên theo ngày khiến bệnh nhân khó khăn trong mọi hoạt động kể cả nghỉ ngơi.
- Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị gặp những triệu chứng kèm theo như sốt nhẹ, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, nổi tia đỏ ở mắt.
- Triệu chứng bệnh gút nổi bật ở giai đoạn này chính là sự xuất hiện của các cục tophi ở xung quanh hoặc bên trên bề mặt các khớp xương. Tuy nhiên, sau vài ngày, các cục tophi này sẽ có dấu hiệu xẹp xuống.
Triệu chứng bệnh gút giai đoạn mãn tính
Bệnh gút sẽ chuyển sang mãn tính sau khoảng 1 năm khi mắc bệnh gút cấp tính nhưng không có biện pháp can thiệp để chữa trị triệt để. Lúc này, các triệu chứng bệnh gút thể hiện ra vô cùng đáng sợ.
- Đau dữ dội kéo dài: Cơn đau nhức thông thường sẽ trở nên dữ dội, kéo dài trong nhiều ngày thậm chí nhiều tuần, nhiều tháng. Vùng da quanh khớp có hiện tượng chuyển sang màu tím đỏ.
- Sưng túi dịch đệm, viêm sưng đỏ các khớp: Không chỉ các khớp tay chân mà ngay cả các khớp khuỷu tay hay đầu gối cũng gặp hiện tượng này.
- Acid uric kết tủa tại các khớp xương: Các u và cục tophi lúc này sẽ xuất hiện nhiều tại các khớp xương, đặc biệt là khớp tay và chân. Da tại các vùng này rất mỏng khiến bạn có thể thấy được các khối tophi bên dưới các khớp xương.
- Phá hủy khớp xương gây tình trạng đau đầu gối: Các khớp xương có thể bị phá hủy do khối tophi quá lớn. Nhiều trường hợp phải tháo bỏ khớp để tránh đau đớn thêm.
Bên cạnh những dấu hiệu thường gặp trên người mắc bệnh gút hoàn toàn có thể gặp phải những dấu hiệu khác như: cơ thể lo lắng mệt mỏi, thường xuyên khát nước, người lạnh, táo bón hay bị sốt nhẹ…Đặc biệt ở giai đoạn mãn tính người bệnh còn có thể bị nhiều bệnh liên quan như đột quỵ, viêm thận…
Triệu chứng bệnh gút mãn tính
Sau khi phát hiện triệu chứng bệnh gút thì phải làm thế nào?
Ngay khi phát hiện mình có các triệu chứng bệnh gút, việc đầu tiên bạn cần làm chính là đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra bạn cần phải tuân thủ chính xác phác đồ điều trị mà bác sĩ đề ra.
Nguyên tắc điều trị chủ yếu của bệnh gút đó chính là hạn chế các nguyên nhân tăng acid uric (3 cơ chế). Chính vì vậy, người bệnh cần hạn chế ăn các loại thực phẩm có hàm lượng purin cao như ngũ cốc, đường, trứng, sữa…Đặc biệt là phải tránh xa hoàn toàn rượu bia, đồ uống có cồn à có chất kích thích.
Do đó, người bệnh nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh để hạn chế tác nhân làm acid uric trong máu tăng cao. Bạn cần chú ý những vấn đề sau trong ăn uống đề ngăn ngừa bệnh trở nặng:
- Tránh ăn các thức ăn nhiều đạm và purin như: thịt động vật có màu đỏ, nội tạng, cá, hải sản (tăng nguy cơ nhức đau đầu gối)…Chính những thực phẩm này sẽ làm cho bệnh tăng nặng và quá trình điều trị khó khăn hơn.
- Uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả và rau xanh vì đây là nguồn thực phẩm chứa nhiều khoáng chất, chất dinh dưỡng, vitamin cần thiết cho cơ thể.
- Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, cafe và các chất kích thích, thuốc lá,… nguyên nhân gây làm cho bệnh gút nặng hơn.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao cải thiện tình trạng xương khớp.
- Tránh tình trạng căng thẳng, stress, không thức khuya, ngủ đủ giấc.
- Tránh làm việc quá sức, mang vác nặng.
- Duy trì cân nặng ổn định, có chế độ giảm cân phù hợp khi béo phì.
- Uống nhiều nước để làm loãng acid uric trong nước tiểu và máu.
Người mắc bệnh gút nên uống thuốc gì?
Thông thường, ở giai đoạn đầu mắc bệnh gút các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc như: colchicine, các loại giảm đau, kháng viêm không steroid…Tuy nhiên không nên lạm dụng những loại thuốc này bởi có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho cơ thể như suy gan, suy thận…
Thuốc giảm đau giúp đẩy lùi triệu chứng bệnh gút nhẹ
Bên cạnh đó người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng thêm các loại thuốc làm giảm acid uric trong máu giúp hạn chế sự tiến triển của bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc Đông y để chữa trị một cách an toàn.
Bí quyết từ dân gian đẩy lùi triệu chứng bệnh gút
Sau khi phát hiện dấu hiệu bệnh gút thì bạn có thể sử dụng các loại thảo dược từ dân gian giúp làm giảm acid uric bên trong máu, không gây tác dụng phụ an toàn với sức khỏe. Người bệnh có thể tham khảo một số loại thuốc dùng nhiều trong điều trị bệnh gout như:
– Quả anh đào: Anh đào được coi là loại quá có tác dụng tốt làm giảm nồng độ acid uric trong máu. Đặc biệt loại quả này chứa hàm lượng anthocyanins với tác dụng kháng viêm, tiêu sưng và chống oxy hóa hiệu quả. Vì vậy anh đào có khả năng giảm đau nhanh chóng. Chính vì vậy bệnh nhân cũng được nhiều bác sĩ khuyên sử dụng các sản phẩm làm từ quả anh đào để điều trị bệnh gút.
– Cây cỏ linh lăng: Chiết xuất ethyl acetate trong cỏ đinh lăng đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra khả năng chống viêm, hỗ trợ điều trị chứng rối loạn chuyển hóa purin – tác nhân chính gây ra bệnh gút. Chính do đó các chế phẩm từ cỏ linh lăng cũng được nhiều bác sĩ khuyên dùng làm giảm triệu chứng bệnh gút mãn tính.
– Giấm táo: Thành phần bên trong giấm táo có khả năng giảm nhanh các cơn đau nhức mỏi do bệnh gút gây nên. Cách dùng giấm táo khá đơn giản, bạn có thể dùng giấm táo đẻ xoa trực tiếp vào vị trí bị gout hoặc dùng để uống hằng ngày.
– Cây bồ công anh: Bên trong rễ của loài cây bồ công anh được chứng minh có chứa nhiều acid kynurenic – đây là loại accid có thể làm tiêu tan hàm lượng purin đặc biệt là ngăn ngừa sự rối loạn của purin bên trong cơ thể. Ngoài ra bồ công anh còn giúp chống viêm, tiêu sưng giảm đau hiệu quả.
Bài viết trên đây là những thông tin về triệu chứng của bệnh gút mà bạn không nên bỏ qua. Khi phát hiện biểu hiện của bệnh gút tốt nhất bạn nên đi khám để phát hiện bệnh và có phương án điều trị kịp thời. Phát hiện bệnh sớm giúp bạn tìm ra phương pháp chữa bệnh nhanh chóng và hiệu quả.