Viêm khớp dạng thấp là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, cách chữa

Bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mãn tính gây ra tình trạng đau nhức xương khớp thường xuyên khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi và khó chịu. Bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không? Làm cách nào để đẩy lùi triệu chứng do bệnh gây ra? Đây là mối quan tâm của hầu hết người bệnh và câu trả lời sẽ có ngay sau đây nhé.

Viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là thấp khớp, nếu bệnh xảy ra cùng lúc ở nhiều vị trí các khớp trong cơ thể thì gọi là viêm đa khớp dạng thấp. Đây là căn bệnh cực kỳ phổ biến và dễ gặp ở bất cứ ai đặc biệt là người già. Bệnh viêm (đa) khớp dạng thấp có xu hướng xảy ra ở nữ giới cao hơn gấp 2 – 3 lần so với nam giới.

Triệu chứng viêm đa khớp dạng thấp

Trong giai đoạn đầu mới mắc bệnh, những triệu chứng viêm khớp dạng thấp sẽ xảy ra ở các khớp nhỏ riêng lẻ trước. Ngoài ra chúng cũng có khả năng xuất hiện đồng thời ở khớp ngón tay, bàn tay, cổ tay, mắt cá chân hjoặc bàn chân.

Khi bệnh viêm khớp dạng thấp phát triển một thời gian, bệnh nhân có thể cảm thấy đau ở những khớp vai, khuỷu tay, hông, đầu gối, xương hàm và cổ.

Các triệu chứng rõ rệt là:

  • Cứng khớp vào thời gian buổi sáng thường kéo dài trên 30 phút.
  • Đau và sưng đỏ khớp, khi chạm vào sẽ càng đau hơn.
  • Thông thường tình trạng viêm sẽ cùng lúc xảy ra ở nhiều khớp (viêm đa khớp dạng thấp).
  • Sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi dẫn tới giảm cân.
  • Các khớp ở bàn tay, bàn chân thường bị viêm đầu tiên sau đó mới lan ra khớp cổ tay, khuỷu tay hoặc mắt cá chân, đầu gối, vai, hông.

Các dấu hiệu không ảnh hưởng trực tiếp đến khớp như:

  • Xuất hiện các u nhỏ nằm dưới vùng da ở xung quanh các vị trí khớp viêm.
  • Khó thở, nghiêm trọng hơn có thể bị viêm phổi.
  • Tế bào hồng cầu giảm dẫn tới thiếu máu.
  • Kích ứng tuyến nước bọt gây viêm và khô nướu.
  • Thị lực giảm, mắt đỏ, khô, nhạy cảm với ánh sáng.

Những biểu hiện của một cơn viêm khớp dạng thấp sẽ khác nhau tùy vào từng mức độ mà cơn đau có thể thoáng qua hoặc dữ dội nghiêm trọng. Thời kỳ bùng phát khi bệnh phát triển thường xuất hiện triệu chứng sưng, đau, khiến cho người bệnh khó ngủ, sức khỏe giảm sút.

Nguyên nhân

Viêm khớp dạng thấp thường xảy ra khi những tế bào bạch cầu di chuyển từ máu tới màng bao quanh khớp. Những tế bào bạch cầu này có chức năng chống lại sự xâm nhập từ vi khuẩn và virus. Chúng xuất hiện đồng thời gây ra phản ứng viêm ở khớp, nguyên nhân bắt nguồn từ việc sinh ra những chất gây viêm như TNF-alpha, protein.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp:

  • Giới tính: Nữ giới có tỷ lệ mắc viêm khớp dạng thấp cao hơn nam giới 2 -3 lần. Đây là con số thống kê các nhà khoa học trên thế giới đưa ra dựa vào thống kê các trường hợp mắc bệnh trong nhiều năm qua.
  • Tuổi tác: Viêm khớp dạng thấp thường xảy ra trong độ tuổi 40 – 60. Tuy nhiên, bệnh này vẫn có khả năng xảy ra ở nhóm đối tượng trẻ tuổi, thiếu niên, đặc biệt là người già.
  • Di truyền: Những ai có người thân trong gia đình có tiền sử bị viêm khớp dạng thấp sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.
  • Hút thuốc: thuốc lá là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Thừa cân, béo phì: đặc biệt chiếm tỉ lệ cao ở phụ nữ độ tuổi trung niên.
  • Môi trường: Sự phơi nhiễm môi trường như amiăng hoặc silica.
  • Nhiễm khuẩn: Pravo virus, vi khuẩn, mycoplasma, epstein- barr virus.
  • Hệ thống miễn dịch: 70% số bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp đều có hệ miễn dịch kém.

Theo thời gian, tình trạng viêm khớp đó sẽ làm tổn thương phần sụn, xương, gân, dây chằng ở quanh khớp và làm biến dạng khớp.

Bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không?

Xin trả lời bạn ngay rằng, bệnh viêm khớp dạng thấp là một trong những căn bệnh về xương khớp khá phổ biến. Bệnh này được xếp vào danh sách các bệnh lý mãn tính khó điều trị và rất nguy hiểm nếu chủ quan không điều trị kịp thời.

Bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không?
Bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không?

Viêm khớp dạng thấp là dạng bệnh tự miễn, do cơ thể người bệnh tự sinh ra kháng thể, các kháng thể này chính là nguyên nhân phá hủy các dịch khớp ở các vị trí ổ khớp. Trong trường hợp nếu bệnh không được điều trị, không chỉ một khu vực khớp bị viêm và thoái hóa mà nó sẽ lan ra toàn bộ các khớp trên cơ thể, tất cả các khớp này sẽ bị thoái hóa. Đầu tiên sẽ là khớp tay bàn tay, tiếp đến là khớp chân, bàn chân, khớp gối, khớp khuỷu tay….

Hiện tại các phương pháp điều trị căn bệnh viêm khớp dạng thấp dừng lại ở việc điều trị ngăn ngừa triệu chứng, giảm thiểu tình trạng tái phát bệnh, phòng tránh biến chứng dính khớp, teo khớp, hay các biến chứng tim mạch, tiểu đường… do bệnh gây ra. Hơn nữa quá trình điều trị sẽ đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì trong suốt một khoảng thời gian nhiều năm thậm chí là cả quãng đời còn lại phải dùng thuốc mới mong ngăn ngừa được cơn đau tái phát.

Cách điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp

Sử dụng thuốc tân dược

Đa số mọi người bệnh đều được điều trị theo một mô típ đó là sử dụng thuốc tân dược loại giảm đau kháng viêm. Đây được coi là phương pháp điều trị cổ điển và chỉ giải quyết được phần ngọn bên trên, điều trị triệu chứng mà không giải quyết được vấn đề gốc rễ bên trong, bệnh vẫn tiến triển một cách âm thầm. Ngoài ra dùng thuốc tân dược một thời gian dài chắc chắn sẽ gây ra các hiện tượng như nhờn thuốc, phụ thuộc vào thuốc sau ngưng hoặc gây phản ứng phụ ảnh hưởng đến lục phủ ngũ tạng bên trong.

Cách điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp hiệu quả
Cách điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp hiệu quả

Với thắc mắc bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không? Câu trả lời dành cho bạn đó là không thể chữa khỏi được hoàn toàn, tuy nhiên hoàn toàn có thể ngăn ngừa được biến chứng cũng như chấm dứt triệu chứng tái phát nếu điều trị kịp thời và đúng cách.

Thuốc Đông y

Trong các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp thì phương pháp đông y được đánh giá cao hơn cả bởi tính an toàn cũng như hiệu quả đem lại là khả quan hơn. Người bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ cần sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài. Các bài thuốc đông y với nguyên liệu thảo dược tự nhiên lành tính, an toàn vì vậy người bệnh có thể an tâm sử dụng mà không cần lo lắng về các tác dụng phụ như tân dược, hơn nữa hiệu quả do đông y đem lại cũng khả quan hơn. Đã có rất nhiều bệnh nhân lựa chọn phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền và hiệu quả mang lại là không phải bàn cãi. Do đó bạn hoàn toàn nên tìm hiểu và tham khảo thêm về phương pháp này.

Phẫu thuật

Phẫu thuật hay mổ viêm khớp là phương án điều trị các bác sĩ rất hạn chế sử dụng. Thông thường việc thực hiện phẫu thuật chỉ áp dụng với những trường hợp viêm đa khớp dạng thấp mức độ nặng, mất hết khả nặng vận động. Phẫu thuật thay thế khớp nhân tạo hiện nay đã được áp dụng và đem lại nhiều hy vọng cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Các khớp bị viêm có thể được phẫu thuật thay thế bằng khớp nhân tạo kim loại hoặc nhựa. Khớp hông và khớp đầu gối là các trường hợp điển hình đã được áp dụng phổ biến.

Bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không? Bên trên chính là câu trả lời cũng như một vài thông tin về phương pháp điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp mà mọi người cần nắm được. Hãy đến bệnh viện kiểm tra ngay khi có các hiện tượng cứng khớp khi ngủ dậy vào buổi sáng, đau nhức xương khớp, các khớp tấy đỏ sưng đau… Việc phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời, sẽ mang lại được kết quả tốt nhất. Vì vậy mọi người không nên chủ quan trước bất cứ lời cảnh báo nào của cơ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *